3 ĐIỀU SAI SỰ THẬT VỀ NGHỀ NUÔI CHIM YẾN
Ngày 31/03/2023
Có nhiều ngộ nhận cho rằng khai thác tổ yến là một nghề vô nhân đạo. Vậy tại sao nghề nuôi chim yến vẫn được đồng chí Nguyễn Lân Hùng - Tổng thư ký Hội Các Ngành Sinh học Việt Nam, cùng các nhà khoa học, đưa vào chương trình 100 Nghề Cho Nông Dân? Hôm nay, hãy cùng Nhà Yến Ba Phi tìm hiểu 3 điều sai sự thật về nghề nuôi chim yến.
“Yến huyết do chim yến khạc máu tạo ra?”
Yến màu đỏ không phải là màu của máu vì máu gặp oxy trong không khí sẽ chuyển sang màu thâm đen. Theo các nhà khoa học, tổ yến có màu đỏ là do vách đá nơi chim yến làm tổ có nhiều ôxít sắt (Lê Võ Đinh Tường, “Nghề Nuôi Chim Yến", NXB Nông Nghiệp 2012). Vì thế, tổ yến cũng có các màu khác như màu hồng, cam, vàng, xanh…vì vách đá nơi chim yến làm tổ có nhiều các khoáng chất khác nhau, do tác động của nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, và quá trình lên men tổ yến một cách tự nhiên.
2. “Hái tổ yến sẽ khiến chim không còn chỗ để sinh sản và phát triển?”
Loài yến vốn dĩ là loài làm tổ bằng nước dãi, tựa như con tằm nhả tơ. Chim yến chỉ sử dụng tổ chúng xây một lần, cho đến khi chim con biết bay đi kiếm mồi. Sau mỗi lần đẻ, lứa sau chim yến lại làm một cái tổ mới. Tới mùa sinh sản, nếu tổ cũ vẫn còn đó, chim yến sẽ dùng nước bọt để xây tổ mới chồng lên tổ cũ, rồi đẻ trứng. Việc này sẽ làm tổ cũ dày lên, dẫn đến nguy cơ thành tổ quá cao hoặc lòng tổ nông, khiến chim yến gặp khó khăn trong việc đẻ trứng, ấp trứng và cả sinh hoạt của chim con. Những phần tổ cũ còn có thể phát triển bọ, mạt cắn, đốt, làm chim con phải bò ra khỏi tổ.
Do đó, khai thác tổ chim yến sau mỗi mùa sinh sản là một cách để chim yến có thể xây lại tổ mới an toàn hơn. Tổ yến được thu hoạch là những tổ yến bị bỏ lại sau mùa sinh sản. Vì thế, việc khai thác tổ yến không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của loài chim này.
3. “Khi bị lấy mất tổ, không có chỗ ấp trứng sinh con, chim yến sẽ lao đầu tự sát?”
Nếu tới ngày sinh mà không may bị hái mất tổ, chim yến mẹ thường kiếm 1 tổ hàng xóm gần đó (thường là tổ đang có trứng bên trong) để đẻ nhờ. Vì thế, đôi khi chúng ta sẽ thấy có những tổ có tới 3 con chim non, thay vì 2 như bình thường. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm hơn 15 năm của Nhà Yến Ba Phi, chỉ cần thu hoạch tổ sau mùa sinh sản, trường hợp này rất hiếm xảy ra. Việc hái nhầm tổ sắp đẻ chỉ là một tai nạn, hoặc do người nuôi yến thiếu kinh nghiệm. Nhà yến sẽ luôn mong giữ tổ để chim yến sinh con, giúp tăng dần số lượng bầy đàn.
Những hiểu lầm tiêu cực kể trên có thể xảy ra do việc khai thác yến đảo tự phát ngày xưa. Vì nhiều rủi ro và khó khăn khi khai thác ngoài khơi xa, lòng tham có thể khiến người khai thác muốn thu hoạch “vàng treo vách núi" càng nhiều càng tốt, không quan tâm tới mùa sinh sản của chim và chu kỳ ấp trứng, chăm sóc chim non của yến. Tuy nhiên ngày nay, các đảo yến đã được nhà nước quản lý. Ví dụ, công ty yến sào Khánh Hòa được thành lập năm 1990, trực thuộc UBND tỉnh Khánh Hòa là Công Ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên - đơn vị duy nhất được cấp phép quản lý, khai thác và kinh doanh các sản phẩm yến đảo thiên nhiên Khánh Hòa. Ngoài khai thác, những người lính canh giữ đảo yến còn có nhiệm vụ nghiên cứu, bảo tồn và phát triển loài chim này.
Còn với những người nuôi Yến như Nhà Yến Ba Phi, việc chim Yến tới ở và làm tổ được coi là đặc ân của trời. Nếu có duyên chim mới đến ở. Nhà yến cần được chăm chút để đảm bảo mọi tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng phù hợp nhất cho chim yến cư trú và làm tổ. Để đảm bảo sự sinh sôi của đàn chim, nhà yến sẽ thường xuyên được kiểm tra để không cho rắn, chuột và các loại động vật khác ăn trứng hay ăn thịt chim con. Nhà Yến Ba Phi quan niệm, con người tạo ra môi trường để chim yến phát triển tăng đàn, và chim yến tặng lại con người tổ yến giàu vi chất cho sức khỏe. Cả người và chim cùng có lợi và như vậy, mối quan hệ đó mới phát triển lâu bền.
Vì thế, Nhà Yến Ba Phi cũng mong Quý khách hàng không nên có cảm giác “tội lỗi" mà bỏ qua nguồn dinh dưỡng quý giá cho sức khoẻ mà chim yến trao lại. Thay vào đó, hãy chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất, nơi mà loài chim yến, con người và nhiều loài động vật khác, cùng nhau chung sống!
Nhà Yến Ba Phi giao hàng miễn phí toàn quốc cho đơn hàng 100g trở lên. Quý khách hàng có thể liên hệ:
Nhắn tin Trang Facebook Nhà Yến Ba Phi - Bình Dương
Zalo: 038 2322 149
Gọi: 038 2322 149 / 0903 337 332
Trực tiếp: Nhà Yến Ba Phi, 868 Đại Lộ Bình Dương, Định Hòa, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Website: www.nhayenbaphi.com
Nguồn tham khảo:
Lê Võ Đinh Tường, sách “Nghề Nuôi Chim Yến", NXB Nông Nghiệp 2012.
https://www.khanhhoa.gov.vn/vi/yen-sao-khanh-hoa-qua-bao-chi/lich-su-nghe-yen-sao-tai-khanh-hoa-4060